Tìm hiểu về Tinh dầu tràm có ích cho sức khỏe như thế nào

Tìm hiểu về Tinh dầu tràm có ích cho sức khỏe như thế nào

Tinh dầu tràm gồm hàng chục các hợp chất khác nhau, trong đó có hai nhóm chính là nhóm giàu Terpinen-4-ol được gọi là tinh dầu tràm trà (tea tree oil) và nhóm giàu 1,8-Cineole được gọi là tinh dầu tràm Cajuput (cajuput oil).

Tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm

“Các loài tràm dùng để chưng cất tinh dầu hiện có ở Việt Nam là tràm Cajuput (loài tràm nguyên sản ở Việt Nam), tràm năm gân và tràm trà là những loài cây mới nhập trong những năm gần đây và có nhiều triển vọng để sản xuất tinh dầu. Đây cũng là những loài tràm được nhiều nước gây trồng và có tinh dầu được bán nhiều nhất trên thế giới” (PGS. TS.Trịnh Thị Điệp, PGS. TS Trần Thanh Hà, GS. TS. Lê Đình Khả, 2012).

Các sản phẩm tinh dầu đang bán tại cửa hàng

Tinh dầu tràm năm gân:

Thành phần chủ đạo 1,8-Cineole (55-70%), cùng các phức chất có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của con người trong Tinh dầu tràm Năm gân nguyên chất được chiết xuất tự nhiên từ cây Tràm năm gân, được sử dụng rộng rãi cho trẻ em, phụ nữ sau sinh, người lớn tuổi để phòng ngừa cảm cúm, kháng khuẩn, bôi lên các vết côn trùng cắn… Tinh dầu tràm được coi là loại tinh dầu vừa có tác dụng dược lý rất tốt, lại lành tính, luôn được coi là cẩm nang không thể thiếu cho phụ nữ sau sinh và trẻ em.

Tinh dầu tràm trà:

Thành phần chính là Terpinen-4-ol ( 30 -45%) được sử dụng rộng rãi trong sản xuất mỹ phẩm, kem đánh răng, sữa tắm, dầu gội, nước súc miệng, viêm xoang, điều trị các bệnh về da do vi khuẩn hay nấm gây nên như mụn trứng cá, mụn mủ, da nhờn, phồng rộp, mụn cóc…

Lá cây tràm
Lá cây tràm

Tinh dầu tràm được coi là một phương thuốc tốt để điều trị triệu chứng rối loạn về da thông thường như mụn trứng cá, eczema; nhiễm trùng da như mụn rộp, các vết thương, mụn cóc, bỏng, côn trùng cắn và bệnh nấm móng tay, bệnh nấm da bàn chân, mồ hôi chân, nhọt, nấm onychia (onychomycosis) (Bassett et al. 1990; Belaiche et al., 1988; Blackwell, et al., 1991; Buck et al., 1994; Carson et al., 1994; De Groot et al., 1992; Feinblatt H.M et al. 1960; Pena EF. et al. 1962; Tong et al. 1992; Walker et al., 1972). Các bệnh khác là cảm lạnh, đau họng, nhiễm trùng nướu, bệnh trĩ , bệnh nhiễm trùng âm đạo, viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis, Candida albicans, viêm bàng quang và viêm cổ tử cung (Bassett et al., 1990; Brophy et al. 1989; Guenther et al., 1968; document WHO/FSF/FOS/97.7; Swords et al., 1978; Verghese et al., 1996).

– Trị mụn trứng cá: Một trong những nghiên cứu lâm sàng đầu tiên đánh giá hiệu quả của tinh dầu tràm trà 5% trong điều trị mụn trứng cá bằng cách so sánh nó với benzoyl peroxyd 5%. Nghiên cứu cho thấy cả hai phương pháp điều trị đều làm giảm số lượng tổn thương viêm sau 3 tháng điều trị hàng ngày (P <0,001), mặc dù ban đầu tác dụng của gel có chứa tinh dầu chậm hơn so với gel có chứa benzoyl peroxyd nhưng bệnh nhân điều trị với gel có chứa tinh dầu tràm trà làm giảm tỉ lệ ngứa và khô, ít tác dụng phụ hơn so với điều trị bằng gel có chứa benzoyl peroxyd. (Bassett I.B. et al. 1990)

tinhdauthiennhien-2

– Trị mụn nhọt: Hiệu quả trị mụn của tinh dầu được đánh giá qua một nghiên cứu trên 35 bệnh nhân bị mụn nhọt ở nách, lưng, tai, mặt, cẳng tay, cổ và da đầu. Các mụn nhọt sau khi được rửa sạch, bôi dầu hai hoặc ba lần mỗi ngày. Trong nhóm được điều trị với tinh dầu, chỉ có một nhọt đòi hỏi phải mổ, trong 15 bệnh nhân, các mụn nhọt đã được chữa khỏi hoàn toàn sau 8 ngày điều trị và có ba bệnh nhân tạm thời bị nhức vì mụn lên ngòi. Trong nhóm không được điều trị có 5 trong số 10 bệnh nhân đòi hỏi phải mổ và chỗ bị mụn nhọt xuất hiện lại sau 8 ngày (Feinblatt et al., 1960).

– Trị nấm và viêm da chân, móng: Một thử nghiệm lâm sàng đánh giá hiệu quả của một loại kem có chứa hoặc 10% tinh dầu tràm trà, tolnaftate 1% hoặc giả dược trên 104 bệnh nhân bị bệnh nấm da bàn chân do Trichophyton rubrum, T. mentagrophytes và Epidermophyton floccosum. Sau khi sử dụng kem hai lần mỗi ngày trong 4 tuần, 30% bệnh nhân được điều trị bằng dầu, 85% bệnh nhân được điều trị bằng tolnaftate và 21% bệnh nhân được điều trị bằng giả dược cho kết quả âm tính (P <0,001). Cả hai nhóm điều trị bằng dầu và nhóm tolnaftate đã cải thiện đáng kể các triệu chứng lâm sàng của viêm, lan rộng, ngứa và cảm giác nóng rát so với nhóm dùng giả dược (P <0,001) (Tong et al., 1992). Một nghiên cứu khác đánh giá hiệu quả của ba sản phẩm trong điều trị 60 bệnh nhân với bệnh nấm da bàn chân do Trichophyton rubrum, T. mentagrophytes, Epidermophyton floccosum cũng như các bệnh khác như ra mồ hôi chân, viêm chai chân , sưng tấy, vết nứt và nấm móng chân. Tám bệnh nhân được điều trị với 100% tinh dầu, 40% bệnh nhân được điều trị bằng nhũ dịch 40% tinh dầu trong isopropyl 13% và 12% đã được điều trị với cao thuốc mỡ có chứa 8% tinh dầu, hai lần mỗi ngày trong 3 tuần đến 4 năm. Dầu 100% được đánh giá là hiệu quả trong điều trị viêm móng chân, nhũ dịch 40% làm giảm các triệu chứng mùi mồ hôi chân, viêm chai chân và sưng tấy, thuốc mỡ 8% có hiệu quả trong điều trị triệu chứng của bệnh nấm da bàn chân do T. mentagrophytes và Epidermophyton floccosum, nhưng ít hiệu quả đối với T. rubrum (Walker M. et al. 1972).

Lá cây tràm đưa vào chưng cất
Lá cây tràm đưa vào chưng cất

Một thử nghiệm đánh giá hiệu quả của dầu tràm trà 100% hoặc clotrimazole 1% trong điều trị 117 bệnh nhân bị viêm vùng dưới móng chân. Các bệnh nhân được sử dụng hai lần mỗi ngày trong 6 tháng và đánh giá lâm sàng ở các tháng 0, 1, 3 và 6. Sau 3 tháng, khoảng 50% bệnh nhân mỗi nhóm đều có tiến triển. Sau 6 tháng, đánh giá lâm sàng cho thấy mức độ khỏi một phần hoặc hoàn toàn trong khoảng 60% bệnh nhân của mỗi nhóm (Buck et al., 1994).

(Tinh dầu tràm trà GN Việt Nam có hàm lượng terpinen 4 ol cao)

– Viêm âm đạo và viêm cổ tử cung: dung dịch 40% tinh dầu tràm trà trong isopropyl 13% cho thấy tác dụng trong việc điều trị viêm cổ tử cung do Trichomonas vaginalis hoặc viêm âm đạo do Candida albicans ở 130 phụ nữ. Theo đó 20% phụ nữ được chữa lành viêm cổ tử cung do Trichomonas vaginalis sau bốn lần điều trị hàng tuần (Pena et al., 1962). Trong một nghiên cứu khác, 28 phụ nữ bị viêm âm đạo do Candida albicans được điều trị bằng thuốc phụ khoa có chứa 0,2 g dầu tràm trà trong 90 ngày. Sau 30 ngày điều trị, 24 bệnh nhân đã không còn các triệu chứng như ra khí hư, huyết trắng và cảm giác nóng và 21 bệnh nhân không còn Candida albicans (Belaiche et al., 1988)

– Viêm bọng đái: Một thử nghiệm ngẫu nhiên đánh giá hiệu quả của dầu tràm trà so với giả dược trong việc điều trị cho 26 phụ nữ bị viêm bàng quang mạn tính. Bệnh nhân được uống 8mg dầu mỗi ngày trong 6 tháng. Sau khi điều trị, 54% phụ nữ được điều trị bằng tinh dầu không còn các triệu chứng viêm bàng quang, trong khi đó chỉ có 15% ở nhóm dùng giả dược hết triệu chứng (Belaiche et al., 1988)

Số liệu từ một số nghiên cứu lâm sàng gần đây được tóm tắt trong bảng 3 (Carson et al., 2006). Hầu hết các thử nghiệm theo phương pháp ngẫu nhiên có đối chứng (randomized controlled trial – RCT) mù đôi, nhưng mùi đặc trưng của tinh dầu tràm trà không tránh được bệnh nhân biết nên trong một số thử nghiệm chỉ có người khảo sát được coi là không biết (investigator blinded).

Các sản phẩm tinh dầu thiên nhiên đang bán tại cửa hàng

Theo tạp chí dược liệu
MAIDEPXINH.COM

Chia sẻ bài viết này

Đăng ý kiến của bạn