Quy tắc ‘cứu ai, bỏ mặc ai’ của bác sĩ Đức thời Covid-19

Quy tắc ‘cứu ai, bỏ mặc ai’ của bác sĩ Đức thời Covid-19

Quy tắc ‘cứu ai, bỏ mặc ai’ của bác sĩ Đức thời Covid-19. Đức ban hành bộ hướng dẫn bác sĩ ưu tiên cứu ai trước, trong đó nhấn mạnh ‘tuổi tác và địa vị bệnh nhân không nằm trong số tiêu chí xét đến’.

Hiệp hội y bác sĩ Đức nhất trí với bộ hướng dẫn đạo đức mới, giúp bác sĩ đưa ra quyết định khắc nghiệt “ai sống, ai chết” thông qua việc tiếp nhận điều trị Covid-19.

“Chúng ta có thể rơi vào tình huống khó khăn khi phải lựa chọn giữa các bệnh nhân, bởi vậy cần có sự chuẩn bị”, Uwe Janssens – Chủ tịch Hiệp hội Liên ngành về Chăm sóc đặc biệt và Cấp cứu y tế (DIVI) của Đức – phát biểu trong cuộc họp báo ở Berlin vào 27/3.

“Đại dịch Covid-19 khiến hệ thống y tế ở nhiều quốc gia quá tải khi không thể đối phó với số lượng lớn bệnh nhân cần giường chăm sóc đặc biệt và các thiết bị thở. Tại Italy và Tây Ban Nha, điều này khiến các bác sĩ bị quá tải và buộc phải đưa ra quyết định xem bệnh nhân nào có thể điều trị và ai sẽ bị buộc phải bỏ mặc. Các chuyên gia dự đoán nhân viên y tế ở Đức sẽ sớm phải đối mặt với tình huống tương tự”, ông Janssens nói.

Quy tắc 'cứu ai, bỏ mặc ai' của bác sĩ Đức thời Covid-19
Quy tắc ‘cứu ai, bỏ mặc ai’ của bác sĩ Đức thời Covid-19

Ảnh: AP.

Ông Janssens nhấn mạnh, quyết định về người được điều trị phải hợp lý và công bằng về mặt y tế. “Sự minh bạch và niềm tin của người dân là những điều rất quan trọng”, ông nói.

Theo khuyến nghị mới về Covid-19, cơ hội sống sót của bệnh nhân sẽ là yếu tố chính để các bác sĩ đưa ra quyết định. Một nhóm gồm ba chuyên gia thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau đưa ra kết luận cuối cùng về việc cứu ai và bỏ ai.

Mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm nCoV, bệnh thứ phát của bệnh nhân và ý nguyện của họ là những yếu tố tiếp theo được cân nhắc. Tuổi tác và địa vị xã hội không nằm trong các tiêu chí xét đến.

“Chúng tôi quyết định rất rõ ràng về việc tuổi tác không là một tiêu chí đánh giá”, Janssens nói.

Tài liệu khuyến cáo cũng chỉ rõ, không nên ưu tiên trong trường hợp bệnh nhân bắt đầu hấp hối hoặc cơ hội sống sót duy nhất là điều trị trong phòng ICU.

Những quyết định đặt ra sẽ là “những thách thức lớn về xúc cảm và đạo đức cho đội ngũ điều trị” nhưng sẽ giúp giảm căng thẳng cuối cùng, đồng thời tăng cường khả năng quản lý khủng hoảng của bệnh viện.

Huyền Anh (Theo DW, DPA)
IONE

MAIDEPXINH.COM

Chia sẻ bài viết này

Đăng ý kiến của bạn